Rôm sảy ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề đau đầu với các bậc làm cha làm mẹ, nhìn các bé khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc mỗi đêm chỉ vì rôm sảy, mẫn ngứa, khiến các mẹ không thể nào không lo lắng.
Những câu hỏi như: Bé bị rôm sảy phải làm sao? Cách chữa rôm sảy cho bé hiệu quả? Nên bôi thuốc gì để giữ an toàn cho làn da trẻ?.. luôn là những câu hỏi thường trực trong đầu bố mẹ.
Nhưng hãy cứ yên tâm vì bài viết này sẽ giúp mọi người có giải pháp cho những vấn đề đó. Hoặc bạn muốn biết ngay những bí quyết này, thì hãy nhấp ngay vào nút dưới đây, cùng Khỏe 100 để tìm hiểu ngay
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ li ti màu hồng, hoặc mọc thành từng đám, gây ngứa ngáy và cảm giác đau rát khó chịu.
Tình trạng này xảy ra khi tuyến mồ hôi tại vùng da nào đó bị bít tắc, cặn bẩn không thể bài tiết ra ngoài, khiến da trẻ bị viêm nhiễm. Bệnh lý này thường xuất hiện vào mùa hè. Khi thời tiết trở nên nóng bức kết hợp với độ ẩm cao.
Khi bé mặc đồ quá chật, hoặc quá kín sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Tại sao bé bị rôm sảy?
Trẻ thường bị rôm sảy bởi 2 nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân từ phía cha mẹ
- Cha mẹ cho trẻ mặc những bộ quần áo, tã lót làm bằng các loại vải pha nilon gây bí, mồ hôi không được thấm hút và cũng không thể thoát ra ngoài, dẫn đến vùng da bị viêm.
- Do cha mẹ không chú ý vệ sinh cho trẻ, đặc biệt ở những khu vực kín, dễ ra mồ hôi, như nách, bẹn, mông.
Nguyên nhân chủ quan
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết vào những ngày hè thường rất nóng và oi bức, làm trẻ bị đổ mồ hôi nhiều. Cộng với việc các tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.
Mồ hôi và các bụi bẩn môi trường xung quanh sẽ bị ứ đọng ở các lỗ chân lông, đường bài tiết của da, gây nhiễm trùng da và nổi các mụn lấm tấm đỏ hồng li ti trên mặt, cổ tay, cổ chân, lưng và có khi toàn bộ cơ thể. Đó cũng là lý do trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè
Hy vọng câu trả lời trên đã giúp giải đáp thắc mắc tại sao trẻ bị rôm sảy của các cha mẹ.
Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy
Khi bé bị rôm sảy, thường sẽ xuất hiện những mụn nhỏ mọc thành từng đám ở những vùng da có nhiều mồ hôi như: trán, cổ, lưng, ngực, tay, đầu các nếp gấp của cơ thể… Đặc biệt cần lưu ý những vị trí mặt, cổ và lưng.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Theo bác sĩ cho biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là tình trạng rất thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi các bé bị ngứa ngáy, chỉ cần gãi ngứa đã rất dễ khiến mụn vỡ, làn da bị trầy xước, rớm máu và hàng loạt các vấn đề tổn thương đến da mặt.
Đây cũng chính là vấn đề cha mẹ cần chú ý bởi mặt là vùng ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình sau này của bé.
Bé bị rôm sảy ở cổ
Cổ là một trong những vùng mà trẻ sơ sinh rất dễ bị rôm sảy. Do cổ là nơi giữ nhiều mồ hôi nhất, các ngấn cổ của trẻ thường khít nhau, không thông thoáng, khiến cho mồ hôi ứ đọng, cộng với bụi bẩn khi không được lau rửa sạch, sẽ làm hình thành các vùng da viêm nhiễm.
Bé bị rôm sảy ở lưng
Lưng của trẻ là một chỗ ít được thông thoáng, do trẻ hay nằm, mặc đồ kín và áp lưng xuống nệm, mồ hôi bị ứ đọng bên trong mà bố mẹ hoàn toàn không hay biết.
Để tránh trẻ bị rôm sảy ở lưng, Cha mẹ cần phải theo dõi thường xuyên nếu trẻ có triệu chứng khó chịu bất thường cần phải kiểm tra vùng lưng ngay cho trẻ.
Bé bị rôm sảy phải làm sao?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị rôm sảy, cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, đặc biệt là khu vực bị nổi rôm sảy
- Dùng khăn ướt lau người cho bé thường xuyên để giảm bớt mồ hôi và chất nhờn trên cơ thể trẻ
Chú ý vệ sinh kỹ các ngấn trên da bé, những khu vực này luôn là nơi mồ hôi và các cặn bẩn thường đọng lại nhất.

- Sử dụng máy lạnh hoặc quạt thổi nhẹ vào người để trẻ mát làm giảm bớt việc tiết mồ hôi
- Tuyệt đối không dùng thuốc mỡ hoặc những loại tương tự bôi lên da bé, sẽ làm tuyến mồ hôi đã tắc càng tắc hơn
Những cách trên sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho bé, nhưng thời gian hết sảy sẽ khá lâu. Vậy bé bị rôm sảy làm sao cho hết?
Lời khuyên của khỏe 100 là bạn nên kết hợp với một số thuốc trị xảy dạng xịt hoặc bôi chiết xuất từ tự nhiên, không chứa kháng sinh, để bệnh tình của bé thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Nếu bạn muốn biết thêm về sản phầm xịt rôm sảy này, nhấp vào nút dưới đây để có được thông tin chi tiết hơn.
Thuốc trị rôm sảy cho bé? Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Nếu bạn đang phân vân việc bé bị rôm sảy thì nên bôi thuốc gì? Có cách nào chữa rôm sảy cho bé nhanh nhất không? thì Khoe100 xin đưa ra cho bạn một gợi ý đó là: Xịt lợi khuẩn DermaBio
Liệu DermaBio có đáng tin cậy?
DermaBio là một sản phẩm xịt lợi khuẩn giúp chữa trị các bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như rôm sảy, hăm tả, chàm sữa, mụn nhọt mẩn ngứa…
Đã vượt qua những kỳ kiểm định gắt gao để nhận được các chứng nhận như:
- Kiểm định chất lượng FDA của Hoa Kỳ
- Chứng chỉ đạt chuẩn TCVN 5603
- Chứng chỉ đạt chuẩn ISO 22000
Nên mọi người có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như hiệu quả mà DermaBio mang lại.

Thành phần của DermaBio
DermaBio có một bảng thành phần an toàn, lành tính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm
- Bào tử lợi khuẩn
- Thảo dược thiên nhiên
- Một số vitamin và khoáng chất
Chứa 6 tỷ bào tử lợi khuẩn sống, tấn công trực tiếp vào vùng da bị viêm nhiễm. Ba loại lợi khuẩn “đặc nhiệm” tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời tạo lớp màng sinh học bảo vệ da của trẻ, giúp bé không phải sử dụng các loại thuốc có kháng sinh nữa.
Tại sao bạn nên chọn DermaBio như là một cách chữa rôm sảy cho bé
- Làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát trên da trẻ chỉ với 1 lần xịt
- Không chứa hóa chất, tuyệt đối an toàn cho làn da của bé
- Tạo màng chắn kháng khuẩn tự nhiên cho bé tránh bị tái phát các bệnh ngoài da
- Đã được kiểm nghiệm bởi Bộ Y Tế và cơ quan FDA Hoa Kỳ
Cách sử dụng DermaBio
Tùy vào tình trạng bệnh lý và mức độ của rôm sảy mà cha mẹ nên có cách sử dụng đúng cho trẻ. Trong mỗi sản phẩm Dermabio gồm 3 bình mỗi bình 5ml. Khi sử dụng bạn lấy ống nhựa ra, xoay để mở nắp rồi đổ vào bình xịt để sử dụng.
- Đối với trẻ bị ngứa da, viêm da nhẹ thì có thể phun 3-4 lần/ngày
- Đối với trẻ bị viêm da nặng thì có thể xịt liên tục từ 2-3 tiếng/lần
- Với người có nguy cơ viêm da hoặc có da khô thì nên xịt 2-3 lần/ngày
- Bạn nên sử dụng liên tục từ 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách ngăn ngừa rôm sảy cho trẻ
Bố mẹ cũng hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh rôm sảy cho trẻ. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa tình trạng này:
- Tránh để bé ở ngoài trời nắng nóng quá lâu. Sử dụng máy lạnh và quạt để giữ cho không khí lưu thông và nếu bạn ở bên ngoài, hãy dành phần lớn thời gian ở những khu vực râm mát.
- Bổ sung nước cho trẻ thường xuyên
- Tránh mặc quần áo dày và để bé lâu trong nôi địu, Vì trong nôi sự lưu thông không khí kém cùng với nhiệt độ cơ thể sẽ khiến bé bị ngột ngạt và ra nhiều mồ hôi.
- Chọn quần áo rộng, nhẹ, đặc biệt là trong thời tiết ấm áp.
- Không bao giờ để bé một mình trong xe hơi, nhớ sử dụng điều hòa không khí khi bạn lái xe vào những ngày nắng nóng.
- Giữ chỗ ngủ của em bé luôn mát mẻ và thông thoáng
Trên đây là những cách ngăn ngừa rôm sảy cần phải duy trì hằng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo ngăn ngừa một cách triệt để bạn có thể dùng thêm một số xịt lợi khuẩn sinh học như Dermabio.
Dermabio có chưa 6 tỷ lợi khuẩn, khi xịt trực tiếp vào da, số lợi khuẩn này sẽ tạo thành lớp màng sinh học, giúp ngăn ngừa rôm sảy cho bé một cách tự nhiên suốt 24h.
Khi nào thì nên đưa bé đi bác sĩ khám bệnh rôm sảy
Nếu tình trạng bé bị nổi sảy kéo dài từ ba ngày trở lên hoặc có vẻ ngày càng nặng hơn, thì lúc này hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa.
Ngoài ra, hãy chú ý đến mụn mủ và sưng tấy, đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng nấm men hoặc vi khuẩn do trẻ gãi và bạn cần đến bác sĩ để được kê đơn thuốc.
Giải đáp thắc mắc về rôm sảy
Rôm sảy có lây không? Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm không
Theo các chuyên gia, rôm sảy không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang cho người khác.
Cơ chế phát bệnh là do tự bản thân người bệnh phát ra như tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, trẻ vận động quá nhiều, mặc quần áo bó sát, bé sử dụng bỉm tã thường xuyên…
Đây là một căn bệnh lành tính, hoàn toàn không nguy hiểm. Do đó các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm về điều này
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh rôm sảy là do thời tiết nóng nực, làn da bị bí, khiến các bé mắc rôm sảy. Nên bệnh lý có thể được cải thiện nếu thời tiết mát mẻ, hay bé được vệ sinh sạch sẽ.
Một số trường hợp trẻ có thể tự khỏi bệnh rôm sảy nếu khí hậu thích hợp và bệnh chỉ mới hình thành ở mức độ nhẹ.
Nhưng vì rôm sảy rất gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ, dễ làm trẻ quấy khóc, khó ngủ,… nên cần phải chữa trị để bệnh mau chóng khỏi, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Nếu bạn dùng xịt lợi khuẩn Dermabio sẽ làm cảm giác ngứa ngày khó chịu của bé thuyên giảm ngay trong lần xịt đầu, giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Rôm sảy là một bệnh viêm da, không gây bất kỳ những biến chứng nào cho trẻ nhưng ảnh hưởng rất lớn cho sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Bố mẹ nên lưu lại những thông tin trên, giúp phòng tránh rôm sảy ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.